Bài 4: Nhập xuất dữ liệu

0
1223

4.1 Lệnh xuất

Cú pháp:

printf (“chuỗi định dạng”[, đối mục 1, đối mục 2,…]);

Chức năng: Đưa kết quả các <đối mục> ra màn hình

– <“chuỗi định dạng”>: dùng để định dạng cho dữ liệu xuất ra màn hình của các <đối mục>

– <Đối mục 1>, <Đối mục >…: là các mục dữ kiện cần in ra màn hình. Các <đối mục này> có thể là biến, hằng hoặc biểu thức phải được định trị trước khi in ra.

– Chuỗi định dạng: được đặt trong cặp nháy kép (” “), gồm 3 loại:

+ Đối với chuỗi kí tự ghi như thế nào in ra giống như thế ấy.

+ Đối với những kí tự chuyển đổi dạng thức cho phép kết xuất giá trị của các đối mục ra màn hình tạm gọi là mã định dạng.

Sau đây là các dấu mô tả định dạng:

%c : Ký tự đơn

%s : Chuỗi

%d : Số nguyên hệ thập phân

%f : Số chấm động (ký hiệu thập phân)

%e : Số chấm động (ký hiệu có số mũ)

%g : Dùng %e hoặc %f, tuỳ theo loại nào ngắn hơn, không in các số 0 vô nghĩa

%x : Hệ 16 không dấu

%u : Số thập phân không dấu

%o : Số nguyên bát phân không dấu

l : Tiền tố dùng kèm với %d, %u, %x, %o để chỉ số nguyên dài (ví dụ %ld)

Ví dụ:

1
2
3
4
5
6
7
#include <stdio.h>
//cần khai báo tiền xử lý stdio.h, vì trong hàm main()
// có dùng hàm printf
void main (void)
{
       printf(“Hello!”);
}

//Cho ra màn hình kết quả: Hello

Ví dụ:

1
2
3
4
5
6
7
8
#include <stdio.h>
//cần khai báo tiền xử lý stdio.h, vì trong hàm main()
// có dùng hàm printf
void main (void)
{
     int n=65;
     printf(“Gia tri cua n la: %d”,n);
}

//Cho ra màn hình kết quả: Gia tri cua n la:65

//%d dùng để định dạng cho giá trị của n

// nếu thay %d thành %c thì kết quả cho ra màn hình là: Gia tri cua n la A, vì %c là mã định dạng cho ký tự, tương ứng với mã 65 là ký tự A

+ Các ký tự điều khiển và ký tự đặc biệt

\n : Nhảy xuống dòng kế tiếp canh về cột đầu tiên.

\t : Canh cột tab ngang.

\r : Nhảy về đầu hàng, không xuống hàng.

\a : Tiếng kêu bip.

\\ : In ra dấu \

\” : In ra dấu ”

\’ : In ra dấu ‘

%%: In ra dấu %

Vi dụ:

4.2 Lệnh nhập

Cú pháp: scanf (“chuỗi định dạng”[, đối mục 1, đối mục 2,…]);

Chức năng: Đọc dữ liệu từ bàn phím

– Đạnh dạng tương tự như hàm printf

Ví dụ

1
2
3
4
5
6
7
8
#include <stdio.h>
void main(void)
{
     float a,b,c
     printf("nhap vao he so a, b, c");
     scanf("%f%f%f", &a,&b,&c);
}

-Nhập vào 3 số a, b,c phải cách nhau bằng khoảng trắng hoặc enter.

– Các ký tự định dạng là tương ứng từng cặp 1 của các biến

– Ký tự & là ký tự lấy địa chỉ của biến vì hàm scanf sẽ đọc dữ liệu từ bàn phím lưu vào vùng địa chỉ được xác định

 

Leave a Reply