+ Chú ý để vẽ mạch cho thoáng và dễ kiểm soát các bạn nên vẽ mạch nguyên lý theo từng khối 1 riêng rẽ, không vẽ tràn vào nhau. Các dây nối với nhau nên đặt tên để cho nó ngầm hiểu chứ không nên nối liền như vậy mạch nhìn sẽ thoáng hơn.
+ Việc sử dụng phím tắt sẽ giúp cho việc vẽ mạch nhanh hơn. Các bạn nên xem các lệnh trên thanh công cụ có từ gạch chân ở mỗi chữ cái tuơng đương với 1 phím tắt đó. Ví dụ như từ “File” trên thanh công cụ có gạch chân chữ F do vậy thay vì nhấn vào “File” trên thanh công cụ ta có thể dùng phím tắt F để thay thế.
+ Đặt tên cho đường dây thì chú ý dây nối với nhau thì phải có tên trùng nhau, sau khi đã vẽ xong mạch nguyên lý các bạn nên update sang mạch in từng khối 1 và sắp xếp linh kiện cho hợp lý sau đó mới update những khối khác để tránh bị rối mạch. Làm như vậy trong quá trình TEST cũng dễ kiểm soát hơn.
+ Các khu vực điện áp cao nên để tách riêng ra thành 1 khối để tránh bị giật khi test. Các đường mạch điện áp cao nên để 1 khoảng cách an toàn tránh trường hợp bị phóng điện khi môi trường xung quanh ẩm ướt. Những đường tín hiệu dao động với tần số cao nên ưu tiên khoảng cách đi dây là ngắn nhất để hạn chế bị xung nhiễu.
+ Ở chế độ đi dây bằng tay khi đi dây xong các bạn nên kiểm tra xem các dây đã nối hết với nhau chưa. Phòng trường hợp còn sót dây chưa được nối với nhau, các bạn dùng lệnh T D R để kiểm tra.
+ Trong khi đi dây nếu bạn bị vướng vào dây khác thì chương trình có thể cấm đi qua, cho đi cắt qua hoặc đẩy dây kia ra. Để chuyển qua lại giữa các kiểu này, nhấn Shift+R.
Bạn muốn đi dây vuông góc, đường cong hay góc bất kỳ, trong lúc đi dây nhấn Shift+Space.